Đài tưởng niệm được xây dựng trên ấp Hưng Thạnh Đông xã Long Hưng B cặp theo tỉnh lộ 852 cách UBND xã khoảng 50m. Năm 2001 được UBND tỉnh công nhận di tích lịch sử văn hóa. Diện tích đài tưởng niệm 500m2, được xây dựng bằng gạch đá hoa cương.
Đài tưởng niệm xã Long Hưng B ghi dấu sự kiện vụ thảm sát khiến 23 người hy sinh tại địa điểm này vào ngày 21/5/1962, cụ thể: Đầu tháng 05 năm 1962, Mỹ triển khai “Chiến lượt chiến tranh đặc biệt” tới vùng Sa Đéc, Lấp Vò… chúng dùng “Trực thăng vận, thiết xa vận”, chỉ huy Mỹ, bộ binh nguỵ càn quét, đánh phá ác liệt vùng Long Hưng - Tân Mỹ - Vĩnh Thạnh… bắt trên 300 người đem về quận lỵ Lấp Vò giam cầm, đánh đập, tra khảo. Nhân dân đấu tranh, chúng gạn lọc thả dần còn lại 23 người (trong đó có ông Đặng Văn Khìa được thả nhưng ông không chịu về vì con rễ ông chưa được thả, ông ở lại đấu tranh) tiếp tục bị đòn roi tra khảo.
Đén 7 giờ 30 phút ngày 21 tháng 05 năm 1962 bộ đội địa phương huyện Lấp Vò phục kích trên lộ 13, tại đoạn rạch Ông Hoành - Ngã Củ, đánh bọn lính dân vệ xã Long Hưng đi lãnh lương về, diệt 8 tên, trong đó có cảnh sát Tưng, phó đoàn dân vệ Vinh; bắt sống 04 tên trong đó có tên Hiệm (xã Trưởng) ta thu toàn bộ vũ khí.
Được tin bị tổn thất nặng lại Long Hưng, tên Đại uý Trần Văn Huệ, Quận trưởng Lấp Vò cai cúa, hằn học liền ra lệnh lùa 23 người đang bị giam giữ lên xe nhà binh, chở xuống tới chợ Vĩnh Thạnh mua dây luộc trói 23 người thành một xâu, chở tiếp đến chổ trống, bắt đứng thành hàng ngang, rồi xả súng trung liên bắn xối xã vào hàng người, tất cả điều gục ngã khi tay còn bị trói. Dã tâm man rợn hơn, bọn chỉ huy còn dùng súng ngắn bắn bồi thêm vào đầu mỗi người cho chết hẳn đề phòng sống sót, tên khát máu Trần Văn Thành mổ bụng 5 người lấy 5 cái mật dâng cho Đại uý Huệ. Lúc đó 10 giờ 30 phút vụ thảm sát xong bọn ác ôn rút đi, đến chiều thân nhân của các nạn nhân mới dám lần mò tới nhìn mặt người thân lén lút chở về chôn cất!
Ngày 18 tháng 04 (âm lịch) là ngày đau thương uất hận của nhân dân Long Hưng - Vĩnh Thạnh - Tân Mỹ. Lòng câm thù giặc Mỹ xâm lược cùng bọn tay sai bán nước dâng lên tột độ. Biến đau thương, câm thù thành sức mạnh, nhân dân tích cực tham gia kháng chiến, đẩy mạnh 03 mũi giáp công (quân sự, chính trị, dân vận) góp phần giải phóng quê hương đất nước, lập thành tích đặc biệt xuất sắc, được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng võ trang nhân dân.
Khắc ghi mối thâm thù và đời đời tưởng nhớ đồng bào bị giặc sát hại, năm 2001 Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân Tỉnh Đồng Tháp đầu tư hơn 03 tỷ đồng xây dựng Đài Tưởng Niệm tại nơi 23 người bị giặc thảm sát năm xưa. Đài Tưởng Niệm được khánh thành vào ngày “giổ hội” năm 2007.
“Xưa hương thơm ba nén
Ngày tưởng niệm dâng lên
Nay tượng đá dựng đài
Để ngàn sau ghi nhớ! ”
|