Trước xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, sự phát triển của khoa học công nghệ tạo cơ hội cho thanh niên học tập, lao động, tiếp cận thông tin nhanh, đa chiều, có điều kiện tốt phát huy tốt năng lực, sở trường, tham gia tốt hoạt động của Đoàn - Hội và vươn lên lập thân lập nghiệp. Theo đó, trong năm 2023 Huyện đoàn Lấp Vò đã tổ chức nhiều cuộc thông tin, tuyên truyền giới thiệu các công nghệ sản xuất mới, các mô hình kinh doanh, các mô hình phân phối sản phẩm mới. Đồng thời triển khai các hoạt động hỗ trợ thanh niên tự học tập, trang bị kiến thức về khởi nghiệp; tư vấn hỗ trợ, huy động nguồn lực hỗ trợ cho các ý tưởng khởi nghiệp của thanh niên, kết nối các quỹ hỗ trợ khởi nghiệp, xây dựng môi trường khởi nghiệp bền vững để hỗ trợ các dự án, mô hình khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của thanh niên.
Kết quả, trong năm đã hỗ trợ nhiều mô hình khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của đoàn viên, thanh niên trên địa bàn. Với phương pháp tiếp cận trực tiếp để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và những nhu cầu thực tế của thanh niên, Huyện đoàn đã chỉ đạo trực tiếp các xã, thị trấn Đoàn đề ra phương pháp hỗ trợ cụ thể cho các mô hình như: (1) Sản xuất rượu Đông Trùng Hạ Thảo – BIODOTA (Hội An Đông): Giới thiệu các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng khởi sự kinh doanh, giới thiệu tham gia các buổi sinh hoạt CLB sáng tạo khởi nghiệp, giới thiệu tham gia các gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm, kết nối thị trường, hỗ trợ các hồ sơ thủ tục có liên quan trong quá trình hoạt động, giới thiệu tiếp cận các nguồn vốn vay khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn vay 95.000.000đ; (2) Đũa tre bằng máy đánh bóng và máy CNC khắc vân gỗ (thị trấn Lấp Vò): Giai Đoạn 1: Hỗ trợ định hình, phân loại sản phẩm theo phân khúc phù hợp; giai đoạn 2: Hỗ trợ thiết kế phát triển sản phẩm; giai đoạn 3: Thương mại hóa sản phẩm; hỗ trợ tham gia các Cuộc thi Khởi nghiệp được Đoàn các cấp tổ chức; (3) Nến Thơm, xà phòng handmade từ gương sen (thị trấn Lấp Vò): Hỗ trợ quảng bá sản phẩm; (4) Sản xuất khẩu trang y tế với hương tinh dầu (Định Yên): Tư vấn, hỗ trợ giới thiệu sản phẩm; tạo điều kiện tham gia cuộc thi khởi nghiệp cấp Huyện và đạt giải khuyến khích; (5) Cấy ghép phôi cây Mai – Trang độc lạ (Tân Mỹ): Hỗ trợ vay vốn (90.000.000đ) để mở rộng sản xuất; đồng thời, giới thiệu đầu ra sản phẩm; (6) Mô hình kinh doanh kết hợp (Vĩnh Thạnh): Hỗ trợ tiếp cận vốn vay (90.000.000đ), giới thiệu khách hàng, giới thiệu sản phẩm; (7) Trồng, cấy ghép bông giấy ngũ sắc (Tân Khánh Trung): Hỗ trợ vay vốn (50.000.000đ) và tiếp cận khoa học kỹ thuật, tạo đầu ra cho sản phẩm; (8) Rượu ấu: Hỗ trợ định hướng về thành phẩm, bao bì... Kết quả, các mô hình đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho đoàn viên, thanh niên đồng thời cho thấy tính năng động, sáng tạo trong việc lựa chọn, áp dụng các mô hình phù hợp với điều kiện của từng đối trượng đoàn viên, thanh niên.
Thời gian tới Huyện đoàn sẽ tiếp tục nâng cao hơn nữa công tác tuyên truyền, tạo điều kiện để thanh niên tiếp cận các nguồn vốn, khoa học kỹ thuật nhằm đẩy mạnh hơn nữa việc hỗ trợ đoàn viên, thanh niên hiện thực hóa các ý tưởng khởi nghiệp mang tính đổi mới, sáng tạo của mình.
|